Tiếp cận và làm quen với các dạng đề thi giữa kì 1 toán 8 sẽ giúp các bạn học sinh nắm được những nội dung kiến thức trọng tâm cần ôn tập, cũng như hiểu được phương pháp giải của một số bài toán. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo bộ đề thi giữa kì 1 toán 8 từ cơ bản đến nâng cao có đáp án mới nhất năm học 2022-2023. Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu nhé!
Đề 1
Bài 1: Thực hiện các phép tính:
a) -7x2(3x - 4y) b) (x - 3)(5x - 4)
c) (2x - 1)2 d) (x + 3)(x - 3)
Bài 2: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 2x3 - 3x2 b) x2 + 5xy + x + 5y c) x2 - 36 + 4xy + 4y2
Bài 3: Tìm x, biết: x2 - 5x + 6 = 0
Bài 4: Có 10 túi đựng tiền vàng hình dạng giống hệt nhau. Trong đó, có một túi đựng tiền giả. Những đồng tiền giả nhẹ hơn một gam so với đồng tiền thật nặng 10 gam. Bằng một chiếc cân đồng hồ và với chỉ một lần cân, hãy tìm ra túi đựng tiền giả?
Bài 5: Cho ΔABC vuông tại C (AC < BC), gọi I là trung điểm của AB. Kẻ IE ⊥ BC tại E, kẻ IF ⊥ BC tại F.
a. Chứng minh tứ giác CEIF là hình chữ nhật.
b. Gọi H là điểm đối xứng của I qua F. Chứng minh rằng tứ giác CHFE là hình bình hành.
c. CI cắt BF tại G, O là trung điểm của FI. Chứng minh ba điểm A, O, G thẳng hàng.
Bài 6: Tìm các số a,b,c ∈ Q biết a2 + b2 + c2 = ab + bc + ac và a + b + c = 2019
Đáp án chi tiết:
Bài 1:
a) -7x2(3x - 4y) = -7x2.3x + 7x2.4y = -21x3 + 28x2y
b) (x - 3)(5x - 4) = x.5x - x.4 - 3.5x + 3.4 = 5x2 - 4x - 15x + 12 = 5x2 - 19x + 12
c) (2x - 1)2 = 4x2 - 4x + 1
d) (x + 3)(x - 3) = x2 - 32 = x2 - 9
Bài 2:
a) 2x3 - 3x2 = x2(2x - 3)
b) x2 + 5xy + x + 5y = x(x + 5y) + (x + 5y) = (x + 1)(x + 5y)
c) x2 - 36 + 4xy + 4y2 = (x2 + 4xy + 4y2) - 36 = (x + 2y)2 - 62 = (x + 2y - 6)(x + 2y + 6)
Bài 3: Ta có: x2 - 5x + 6 = 0
<=> x2 - 2x - 3x + 6 = 0
<=> (x2 - 2x) - (3x - 6) = 0
<=> (x - 3)(x - 2 = 0)
Trường hợp 1: x - 3 = 0 ⇒ x = 3
Trường hợp 2: x - 2 = 0 ⇒ x = 2
Vậy x ∈ {2; 3}
Bài 4:
Ta đánh số 10 ví theo thứ tự 1; 2; 3;...; 10
Ta lấy 1 đồng từ ví 1
Lấy 2 đồng từ ví 2
...
Tiếp tục như vậy cho đến ví 10, ta lấy 10 đồng
Như vậy, ta lấy được tất cả là 55 đồng.
Khi đó, 55 đồng này sẽ có cân nặng a gam (với a > 0)
Giả sử 55 đồng này đều là tiền thật thì chúng có cân nặng là: 10.55 = 550 (gam)
Vì tiền giả nhẹ hơn một gam so với tiền thật nên a < 550
Sau khi cân, ta thực hiện phép tính 550 - a.
Nếu 550 - a = 9 thì ví 1 là ví đựng tiền giả.
Nếu 550 - a = 9.2 thì ví 2 là ví đựng tiền giả.
Tương tự, ta tiếp tục thực hiện phép tính này với các ví tiền còn lại.
Bài 5:
Hình vẽ minh họa
a. Vì ΔABC vuông tại C nên ∠C = 90o
Ta lại có: IE ⊥ BC tại E và IF ⊥ AC tại F.
⇒ ∠E = 90o, ∠F = 90o
Xét tứ giác IFCE ta có: ∠C = ∠E = ∠F = 90o
⇒ Tứ giác IFCE là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết).
b. Vì tứ giác IFCE là hình chữ nhật nên IF = CE và IF // CE.
Vì H là điểm đối xứng của I qua F nên IF = HF và H, F, I thẳng hàng.
⇒ CE = HF và CE // HF
⇒ Tứ giác CHFE là hình bình hàng (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
c. *) Chứng minh A, G, E thẳng hàng
Giả sử: BF ∩ CI = {G}
Xét tam giác ABC ta có: IA = IB, IF // BC
⇒ F là trung điểm AC.
Tương tự, E là trung điểm của BC
⇒ BF là đường trung tuyến của ΔABC; AE là là đường trung tuyến của ΔABC
Mà CI là là đường trung tuyến của ΔABC và BF ∩ CI = {G}
⇒ G là trọng tâm của ΔABC
⇒ A, G, E thẳng hàng (1)
*) Chứng minh A, O, E thẳng hàng
Ta có: AF = FC, IE = FC, AF // IE
⇒ AF = IE ⇒ Tứ giác AFEI là hình bình hành
Mà O là trung điểm của IF nên O là trung điểm của AE.
⇒ A, O, E thẳng hàng (2)
Từ (1) và (2) suy ra A, O, G thẳng hàng.
Bài 6:
Theo giả thiết, ta có: a2 + b2 + c2 = ab + bc + ac
<=> 2(a2 + b2 + c2) = 2(ab + bc + ac)
<=> 2a2 + 2b2 + 2c2 = 2ab + 2bc + 2ac
<=> 2a2 + 2b2 + 2c2 - 2ab - 2bc - 2ac = 0
<=> a2 -2ab + b2 + a2 - 2ac + c2 + b2 - 2bc + c2 = 0
<=> (a - b)2 + (a - c)2 + (b - c)2 = 0
⇒ a - b = 0, a - c = 0, b - c = 0 ⇒ a = b = c
Ta lại có: a + b + c = 2019 ⇒ a = b = c = 2019/3
Vậy: a = b = c = 2019/3
Đề 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Hãy viết chữ cái in hoa đứng trước phương án đúng trong mỗi câu sau vào bài làm.
Câu 1: Kết quả phép tính x(x - y) + y(x + y) tại x = -3 và y = 4 là:
A. 1 B. 7 C. -25
Câu 2: Khai triển biểu thức (x - 2y)3 ta được kết quả là:
A. x3 - 8y3 B. x3 - 2y3
C. x3 - 6x2y + 6xy2 - 2y3 D. x3 - 6x2y + 12xy2 - 8y3
Câu 3: Giá trị biểu thức 20092 - 2018.2009 + 10092 có bao nhiêu chữ số 0?
A. 6 B. 2 C. 4
Câu 4: Đa thức 4x2 - 12x + 9 phân tích thành nhân tử là:
A. (2x - 3)2 B. 2x + 3 C. 4x - 9
Câu 5: Hình nào sau đây là tứ giác có hai đường chéo bằng nhau?
A. Hình thang B. Hình thang cân
C. Hình thang vuông D. Hình bình hành
Câu 6: Cho tam giác ABC có cạnh BC = 8cm và D, E, M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC, BD và CE (như hình vẽ). Khi đó, độ dài của MN là:
Hình vẽ
A. 7cm B. 5cm C. 6cm D. 4cm
Câu 7: Hình chữ nhật có độ dài cạnh 5cm và 12cm thì khoảng cách từ giao điểm hai đường chéo đến mỗi đỉnh là
A. 17cm B. 8,5cm C. 6,5cm D. 13cm
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (2,25 điểm)
Rút gọn các biểu thức sau đây:
a. 2x(3x + 2) - 3x(2x + 3)
b. (x + 2)3 + (x - 3)2 - x2(x + 5)
c. (3x3 - 4x2 + 6x) : 3x
Câu 2 (0,75 điểm)
Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 2x3 - 12x2 + 18x
Câu 3 (1,0 điểm)
Tìm x, biết: 3x(x - 5) - x2 + 25 = 0
Câu 4 (3,0 điểm) Cho hình bình hành ABCD (AB > AD). Gọi E và K lần lượt là trung điểm của CD và AB. BD cắt AE, AC, CK lần lượt tại N, O và I. Chứng minh rằng:
a. Tứ giắc AECK là hình bình hành.
b. Ba điểm E, O, K thẳng hàng.
c. DN = NI = IB
d. AE = 3KI
Câu 5 (1,0 điểm) Cho x, y là hai số thực tùy ý, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức sau:
P = x2 + 5y2 + 4xy + 6x + 16y + 32
Đáp án chi tiết:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thay x = -3 và y = -4 vào biểu thức x(x - y) + y(x + y) ta được:
(-3)(-3 - 4) + 4(-3 + 4) = 21 + 4 = 25
Chọn D.
Câu 2: Ta có: (x - 2y3 = x3 - 3x2.2y + 3x.(2y)2 + (2y)3 = x3 - 6x2y + 12xy2 - 8y3
Chọn D.
Câu 3: 20092 - 2018.2009 + 10092 = 20092 - 2.2009.1009 + 10092 = (2009 - 1009)2 = 10002 = 1000000
Vậy giá trị của biểu thức 20092 - 2018.2009 + 10092 có 6 chữ số 0.
Chọn A.
Câu 4: 4x2 - 12x + 9 = (2x)2 - 2.2x.3 + 32 = (2x - 3)2
Chọn A.
Câu 5:
Hình vẽ minh họa
Quan sát hình vẽ, và áp dụng tính chất của các hình ta có: Hình thang cân là hình có hai đường chéo bằng nhau.
Chọn B.
Câu 6:
ΔABC có: AD = BD VÀ AE = CE ⇒ DE là đường trung bình của ΔABC
⇒ DE // BC, DE = BC/2 ⇒ DE = 4 (cm)
Vì DE // BC nên tứ giác DECB là hình thang
MÀ DM = MB và EN = NC ⇒ MN là đường trung bình của hình thang DECB
⇒ MN = (DE + BC)/2 = 6 (cm)
Chọn D.
Câu 7: Độ dài đường chéo của hình chữ nhật ABCD là: √(52 + 122) = 13 (cm)
Vậy khoảng cách từ giao điểm của 2 đường chéo đến mỗi đỉnh là: 13/2 = 6,5 (cm)
Chọn C.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Bài 1.
a. 2x(3x + 2) - 3x(2x + 3) = 2x.3x + 2x.2 - 3x.2x - 3x.3 = 6x2 + 4x - 6x2 - 9x = -5x
b. (x + 2)3 + (x - 3)3 - x2(x + 5) = (x3 + 6x2 + 12x + 8) + (x2 - 6x + 9) - (x3 + 5x2) = x3 + 6x2 + 12x + 8 + x2 - 6x + 9 - x3 - 5x2 = (x3 - x3) + (6x2 + x2 - 5x2) + (12x - 6x) + 9 = 2x2 + 6x + 9
c. (3x3 - 4x2 + 6x) : 3x = 3x3 : 3x - 4x2 : 3x + 6x : 3x = x2 - x.4/3 + 2
Bài 2. 2x3 - 12x2 + 18x = 2x(x2 - 6x + 9) = 2x(x - 3)2
Bài 3. 3x(x - 5) - x2 + 25 = 0
<=> 3x(x - 5) - (x2 - 25) = 0
<=> 3x(x - 5) - (x + 5)(x - 5) = 0
<=> (3x - x - 5)(x - 5) = 0
<=> (2x - 5)(x - 5) = 0
Trường hợp 1: 2x - 5 = 0 ⇒ x = 5/2
Trường hợp 2: x - 5 = 0 ⇒ x = 5
Vậy x ∈ {5/2; 5}
Bài 4.
Hình minh họa
a. Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD và AB = CD (tính chất hình bình hành)
Mà E, K lần lượt là trung điểm của CD và AB nên AK = EC và AK // EC.
⇒ Tứ giác AECK là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)
b. Trong hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo, nên O là trung điểm của AC và BD (tính chất của hình bình hành)
Mà AECK là hình bình hành nên O là trung điểm của EK.
⇒ Ba điểm E, O, K thẳng hàng.
c. Vì AECK là hình bình hành nên AE // CK (tính chất hình bình hành)
ΔDIC có: ED = EC và EN // CI ⇒ DN = NI
Tương tự, ΔABN có: KA = KB và IB // IN ⇒ BI = NI
⇒ DN = BI = NI
d. Ta có: KI là đường trung bình của ΔABN ⇒ KI = AN/2
EN là đường trung bình của ΔDCI ⇒ EN = IC/2
AE = AN + NE = 2KI + IC/2 = 3KI/2 + KI/2 + IC/2 = 3KI/2 + KC/2
⇒ AE = 3KI/2 + AE/2 ⇒ AE/2 = 3KI/2 ⇒ AE = 3KI
Vậy: AE = 3KI
Bài 5. P = x2 + 5y2 + 4xy + 6x + 16y + 32
⇒ P = x2 + (4xy + 6x) + 5y2 + 16y + 32
⇒ P = x2 + 2x(2y + 3) + (2y + 3)2 - (2y + 3)2 + 5y2 + 16y + 32
⇒ P = [x + (2y + 3)]2 - 4y2 - 12y - 9 + 5y2 + 16y + 32
⇒ P = (x + 2y + 3)2 + y2 + 4y + 23
⇒ P = (x + 2y + 3)2 + (y + 2)2 + 19
Vì (x + 2y + 3)2 ≥ 0 với mọi x, y ∈ R và (y + 2)2 ≥ 0 với mọi y ∈ R
⇒ P = (x + 2y + 3)2 + (y + 2)2 + 19 ≥ 19 với mọi x, y ∈ R
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi x + 2y + 3 = 0 và y + 2 =0
⇒ x = 1 và y = -2
Vậy P đạt giá trị nhỏ nhất bằng 19 tại x = 1 và y = -2.
Đề 3
Câu 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. 2x2 - 3x - 2 b. 4x(x - 2) + 3(2 - x)
c. 27x3 + 8 d. x2 + 2x - y2 + 1
Câu 2: Tìm giá trị của x, biết:
a. 9x2 + 6x - 3 = 0 b. x(x - 2)(x + 2) - (x + 2)(x2 - 2x + 4) = 4
Câu 3: Rút gọn và tính giá trị biểu thức:
a. A = x(x + y) - 5(x + y) với x = 1, y = 2
b. B = 3x(x2 - 3) + x2(4 - 3x) - 4x2 + 1 tại x = 1/9
Câu 4: Cho hình thang vuông ABCD (∠A = ∠D = 90o) và CD = 2AB. Kẻ DH vuông góc với AC (H ∈ AC). Gọi M là trung điểm của HC, N là trung điểm của DH. Chứng minh rằng:
a. MN ⊥ AD
b. ABMN là hình bình hành.
c. ∠BMD = 90o
Câu 5:
1) Cho biểu thức: A = (2x - 3)2 - (x + 1)(x + 5) + 2. Rút gọn và tìm giá trị nhỏ nhất của A.
2) Cho B = n2 - 27n2 + 121. Tìm số tự nhiên n để B là số nguyên.
Đáp án chi tiết:
Câu 1:
a. 2x2 - 3x - 2 = 2x2 - 4x + x - 2 = (2x2 - 4x) + (x - 2) = 2x(x - 2) + (x - 2) = (x - 2)(2x + 1)
b. 4x(x - 2) + 3(2 - x) = 4x(x - 2) - (x - 2) = (x - 2)(4x - 1)
c. 27x3 + 8 = (3x)3 + 23 = (3x + 2)[(3x)2 - 2.3x + 22] = (3x + 2)(9x2 - 6x + 2)
d. x2 + 2x - y2 + 1 = (x2 + 2x + 1) - y2 = (x + 1)2 - y2 = (x + 1 - y)(x + 1 + y)
Câu 2:
a. 9x2 + 6x - 3 = 0
<=> 3(3x2 + 2x - 1) = 0
<=> 3x2 - x + 3x - 1 = 0
<=> x(3x - 1) + (3x - 1) = 0
<=> (x + 1)(3x - 1) = 0
Trường hợp 1: x + 1 = 0 ⇒ x = -1
Trường hợp 2: 3x - 1 = 0 ⇒ x = 1/3
b. x(x - 2)(x + 2) - (x + 2)(x2 - 2x + 4) = 4
⇔ x(x2 - 4) - (x3 + 8) = 4
⇔ x3 - 4x - x3 - 8 - 4 = 0
⇔ -4x = 12
⇔ x = -3
Câu 3:
a. A = x(x + y) - 5(x + y) = (x + y)(x - 5)
Thay x = 1, y = 2 vào biểu thức trên, ta có: A = (1 + 2)(1 - 5) = 3.(-4) = -12
Vậy với x = 1, y = 2 thì A = -12
b. B = 3x(x2 - 3) + x2(4 - 3x) - 4x2 + 1 = 3x3 - 9x + 4x2 - 3x3 - 4x2 + 1 = -9x + 1
Thay x = 1/9 vào biểu thức trên, ta có: B = -9.1/9 + 1 = 0
Vậy với x = 1/9 thì B = 0
Câu 4:
Hình vẽ
a. Vì ABCD là hình thang vuông nên ∠A = ∠D = 90o
⇒ AD ⊥ DC tại D (1)
Xét tam giác HDC ta có: NH = ND (giả thiết), MH = MC (giả thiết)
⇒ NM là đường trung bình của tam giác HDC
⇒ NM // DC (2)
Từ (1) và (2) suy ra MN ⊥ AD tại G (từ vuông góc đến song song)
b. Theo giả thiết, ta có: CD = 2AB ⇒ AB = CD/2
Mà MN là đường trung bình của ΔHDC nên MN = DC/2 ⇒ AB = MN
Vì AB // CD, MN // CD ⇒ AB // MN
Tứ giác ABMN có: AB = MN, AB // MN
⇒ ABMN là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết) ⇒ AN // BM
c. Kẻ AN cắt DM tại K
Ta có: MG ⊥ AD, DH ⊥ AM, MG ∩ DH = {N}
⇒ N là trực tâm của ΔADM ⇒ AK ⊥ DM tại K
Mà BM // AK ⇒ BM ⊥ DM ⇒ ∠BDM = 900
Câu 5:
1) A = (2x - 3)2 - (x + 1)(x + 5) + 2 = 4x2 - 12x + 9 - x2 - 6x - 5 + 2 = 3x2 - 18x + 6 = 3(x2 - 6x + 2) = 3[(x - 3)2 - 7] ≥ 3.(-7) = -21
Dấu "=" xảy ra khi x - 3 = 0 ⇔ x = 3. Vậy MinA = -21 ⇔ x = 3
2) B = n4 - 27n2 + 121 = n4 + 22n2 + 121 - 49n2 = (n2 + 11)2 - (7n)2 = (n2 + 7n + 11)(n2 - 7n + 11)
Vì n ∈ N nên n2 - 7n + 11 là số tự nhiên lớn hơn 1
Điều kiện cần để B là số nguyên tố là: n2 - 7n + 11 = 1 ⇔ n2 - 7n + 10 = 0 ⇔ (n - 2)(n - 5) = 0 ⇔ n = 2 hoặc n = 5
Với n = 2 thì B = 29 (là số nguyên tố)
Với n = 5 thì B = 71 (là số nguyên tố)
Vậy n ∈ {2; 5} là các giá trị cần tìm.
Đề 4
Câu 1. Phân tích đa thức thành nhân tử
a. 8x2 - 8xy - 4x + 4y b. x3 + 10x2 + 25x - xy2
c. x2 + x - 6 d. 2x2 + 4x - 16
Câu 2. Tìm giá trị của x, biết:
a. x3 - 16x = 0 b. (2x + 1)2 - (x - 1)2 = 0
Câu 3. Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào x
a. A = (2x - 1)(4x2 + 2x + 1) - (2x + 1)(4x2 - 2x + 1)
b. B = x(2x + 1) - x2(x + 2) + x3 - x + 5
Câu 4. Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = x2 - 2xy + 6y2 - 12x + 2y + 45
Câu 5. Cho hình thang ABDC (AB // CD). Trên cạnh AD lấy điểm M và N sao cho AM = MN = NC. Từ M và N kẻ các đường thẳng song song với hai đáy cắt BC theo thứ tự E và F. Chứng minh rằng:
a. BE = EF = FD
b. Cho CD = 8cm, ME = 6cm. Tính độ dài AB và FN
Đáp án chi tiết:
Câu 1:
a. 8x2 - 8xy - 4x + 4y = 8x(x - y) - 4(x - y) = (x - y)(8x - 4) = 4(x - y)(2x - 1)
b. x3 + 10x2 + 25x - xy2 = x(x2 + 10x + 25 - y2) = x[(x - 5)2 - y2] = x(x - 5 - y)(x - 5 + y)
c. x2 + x - 6 = x2 - 2x + 3x - 6 = x(x - 2) + 3(x - 2) = (x - 2)(x + 3)
d. 2x2 + 4x - 16 = 2(x2 - 2x - 8) = 2(x2 - 2x + 1 - 9) = 2[(x - 1)2 - 9] = 2(x - 1 - 9)(x - 1 + 9) = 2(x - 10)(x + 8)
Câu 2:
a. x3 - 16x = 0
⇔ x(x2 - 16) = 0
⇔ x(x - 4)(x + 4) = 0
⇔ x = 0 hoặc x = 4 hoặc x = -4
b. (2x + 1)2 - (x - 1)2 = 0
⇔ (2x + 1 - x + 1)(2x + 1 + x - 1) = 0
⇔ (x + 2)(3x) = 0
⇔ x = 0 hoặc x = -2
Câu 3:
a. A = (2x - 1)(4x2 + 2x + 1) - (2x + 1)(4x2 - 2x + 1)
A = (2x)3 - 1 - [(2x)3 + 1]
A = 8x3 - 1 - 8x3 - 1
A = -2
Vậy giá trị của biểu thức A không phụ thuôc vào giá trị của x.
b. B = x(2x + 1) - x2(x + 2) + x3 - x + 5
B = 2x2 + x - x3 - 2x2 + x3 - x + 5
B = 5
Vậy giá trị của biểu thức B không phụ thuộc vào x
Câu 4: P = x2 - 2xy + 6y2 - 12x + 2y + 45
P = x2 + y2 + 36 - 2xy - 12x + 12y + 5y2 - 10y + 5 + 4
P = (x - y - 6)2 + 5(y - 1)2 + 4
Vì (x - y - 6)2 >= 0 và (y - 1)2 >= 0 với mọi x, y
⇒ P >= 4
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức P khi là 4 khi và chỉ khi x = 7, y = 1
Câu 5:
Hình minh họa
a. Ta có ABCD là hình thang
Ta có AB // CD, FN // CD ⇒ AB // NF
Vậy ABFN là hình thang (dấu hiệu nhận biết).
Xét hình thang ABFN có ME // NF, ME = NF nên ME là đường trung bình của hình thang ABFN
Suy ra BE = EF.
Xét tương tự với hình thang MEDC ta suy ra EF = FD
Ta có điều phải chứng minh.
b. Theo chứng minh trên ta có: Vì NF là đường trung bình của hình thang MEDC nên NF = (ME + CD)/2 = (6 + 8)/2 = 7 (cm)
Vì ME là đường trung bình của hình thang ABFN nên ME = (AB + NF)/2 ⇒ AB = 2ME - NF = 2.6 - 7 = 5 (cm)
Trên đây là tổng hợp đề thi giữa kì 1 toán 8 từ cơ bản đến nâng cao năm học 2022-2023
kèm đáp án chi tiết. Hy vọng các bạn đã tiếp cận và làm quen được với một số dạng toán cơ bản trong các đề thi giữa kì. Chúc các bạn gặt hái được thành tích cao trong học tập.
Comentários